Postman là gì? Hướng dẫn sử dụng Postman cho người mới

Nếu bạn là một tân binh chuẩn bị dấn thân vào con đường lập trình thì trang bị kiến thức về phần mềm Postman là điều vô cùng cần thiết. Chính vì thế trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn về tính năng cũng như cách sử dụng của nó. Hãy cùng khám phá nhé!

Xem thêm: Visual Basic Express – Ngôn ngữ lập trình dùng phổ biến.

Nội dung bài viết:

1. Phần mềm Postman là gì?

Postman là phần mềm này là một công cụ đắc lực của các developer
Postman là phần mềm này là một công cụ đắc lực của các developer

Postman được biết đến là một công cụ hỗ trợ người dùng trong việc thao tác với các API, chủ yếu là REST. Cho đến nay, phần mềm này đang được nhiều người sử dụng bởi lẽ nó là một trong số ít những chương trình cho phép thử nghiệm API một cách đơn giản, nhanh chóng.

Giải thích về thuật ngữ API, nó là viết tắt của Application Programming Interface, nghĩa là giao diện lập trình ứng dụng. Phương thức này hỗ trợ truy xuất đến một tập các hàm phổ biến và giúp hai ứng dụng có thể trao đổi dữ liệu với nhau.

Ngoài việc giảm bớt thao tác code để gọi REST API của lập trình viên, Postman còn hỗ trợ cho mọi phương thức HTTP với đa dạng các thao tác như PUT, GET, POST, PATCH, DELETE,… Sử dụng phần mềm cũng giúp người dùng có thể lưu lại lịch sử request và sử dụng cho những lần sau.

2. Tại sao lập trình viên nên sử dụng Postman?

Để giải thích lý do tại sao lập trình viên nên sử dụng Postman trong công việc của mình, có thể tham khảo những công dụng nổi bật của nó như sau:

  • Hỗ trợ người dùng trong việc chia sẻ tệp bằng các chức năng import/export Collections và Environment.
  • Tạo bộ sưu tập dành riêng của những lệnh API của người dùng. Với chức năng này, lập trình viên có thể tổ chức một bộ thử nghiệm bằng cách tạo thêm những thư mục con và request.
  • Cập nhật trạng thái phản hồi mà HTTP gửi đến, từ đó kiểm tra xem API có đáp ứng được những tiêu chuẩn như hiệu suất, chức năng, độ tin cậy,… hay không.
  • Phát hiện những dữ liệu đã được truy xuất, hỗ trợ lập trình viên khắc phục sai sót một cách nhanh chóng.
  • Đối với những phép kiểm thử lặp lại thì phần mềm Postman sẽ đảm bảo duy trì vận hành liên tục.
Phần mềm hỗ trợ nhiều tính năng cho lập trình viên
Phần mềm hỗ trợ nhiều tính năng cho lập trình viên

3. Hướng dẫn cài đặt phần mềm Postman trên máy tính.

Vì là một phần mềm nguồn mở nên việc cài đặt Postman về máy tính cũng không quá phức tạp, người dùng có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Vào trang chủ website của phần mềm Postman, chọn một trong ba nền tảng muốn cài đặt (Windows, Mac, Linux) và nhấp đúp chuột ở “Download”.

Nhấn Download
Nhấn Download

Bước 2: File .exe sẽ được tải về và hiển thị ở góc dưới màn hình, bạn tiến hành mở file đó và chọn “Run”.

chạy file
Click chuột phải -> Run as administator

Bước 3: Sau khi cài đặt hoàn tất, đăng nhập phần mềm bằng tài khoản đã có hoặc ID Google. Trường hợp bạn chưa có tài khoản thì phải tạo một tài khoản mới để sử dụng. 

Đăng nhập/ đăng ký tài khoản để truy cập phần mềm
Đăng nhập/ đăng ký tài khoản để truy cập phần mềm

Phần mềm Postman hỗ trợ cả khi người dùng không cần đăng nhập. Thế nhưng, việc sở hữu tài khoản cá nhân sẽ giúp người dùng có thể lưu lại được request và bổ sung vào bộ sưu tập của mình.

Bước 4: Ở giao diện tiếp theo, bạn sẽ được lựa chọn công cụ dùng cho workspace, sau khi đã chọn thì nháy đúp chuột vào “Save My Preference”.

lựa chọn công cụ dùng cho workspace
Lựa chọn công cụ dùng cho workspace -> Save My Preference

Bước 5: Giao diện chính xuất hiện, bạn có thể bắt đầu trải nghiệm cũng như sử dụng những tính năng của nó.

Giao diện phần mềm
Giao diện phần mềm

4. Giới thiệu các tính năng và cách sử dụng Postman.

Cách tính năng đa dạng của phần mềm

Đến với Postman, bạn phải tập làm quen với một “kho tàng” các tính năng rộng lớn, chẳng hạn như:

  • My Workspace:

Tạo dựng một không gian làm việc riêng cho cá nhân hoặc nhóm.

  • Import:

Nhập Collection hoặc environment vào máy, đó có thể là đường link, file dữ liệu hoặc đơn thuần là những dòng text.

  • Invite:

Trong trường hợp bạn hoặc nhóm của bạn đang có nhu cầu tuyển thêm thành viên thì thì công cụ này sẽ giúp mời thêm người cộng tác.

  • History:

Lịch sử truy cập cũng như những hoạt động bạn đã thực hiện đều được lưu trữ tại đây.

  • Collections:

Nơi giúp bạn tạo ra các bộ thử nghiệm bao gồm các thư mục con, đề xuất.

  • Tab Request:

Nơi hiển thị tiêu đề của mục đề xuất, báo “Untitled Request” trong trường hợp không có tiêu đề.

Bên cạnh đó, phần mềm Postman còn rất nhiều các tính năng được khai thác mà người dùng có thể trải nghiệm trong quá trình sử dụng. Điều này khiến lập trình viên có thể thực hiện các thao tác một cách nhanh gọn, tiết kiệm được nhiều thời gian.

5. Hướng dẫn test API bằng Postman.

Một trong những thao tác chính được nhiều người sử dụng khi truy cập phần mềm này chính là test API. Hay nói dễ hiểu hơn, API sẽ được đem ra kiểm thử hiệu suất, độ tin cậy,… để biết được phần mềm đã hoàn chỉnh hay chưa.

Cách dùng Postman để test API cũng vô cùng đơn giản, gói gọn trong 3 bước sau:

Bước 1: Ấn vào mục “Method

Bước 2: Nhập địa chỉ URL, có thể điền vào “Body”, “Header” nếu có.

Bước 3: Nhấn “Send” 

Bước 4: Bạn sẽ nhìn thấy message 200 OK.

Bước 5: Phần mềm trả kết quả về.

Minh họa quá trình test API
Minh họa quá trình test API

Từ đó, lập trình viên có thể theo dõi API cũng như kịp thời phát hiện những sai sót, hoàn thiện việc truy xuất dữ liệu.

Qua bài viết trên đây, hẳn bạn đã có thể hiểu được Postman là phần mềm gì và cách sử dụng nó như thế nào. Hy vọng rằng các developer, nhất là những tân binh, sẽ trang bị được những kiến thức cần thiết trong quá trình làm việc!

Trả lời